Sự việc được ghi lại bằng một đoạn clip dài hơn 3 phút quay cảnh một phụ nữ bị nhóm năm người ghì chặt xuống nền đường. Cô gái sợ hãi và van xin, nhưng nhóm người này vẫn không dừng lại.
![]() |
Hình ảnh được cắt từ video |
Trên mạng xã hội facebook, nhiều người cho rằng đây là vụ "đánh ghen khủng khiếp" nhất từ trước đến nay, có dấu hiệu hình sự về bắt giữ người trái pháp luật, xâm phạm thân thể và xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác...
Theo thông tin ban đầu, vụ việc xảy ra vào chiều tối 15/11 tại xã Hải Dương, thị xã Hương Trà. Lúc nạn nhân đang ngồi chơi ở bờ kè ven biển xã Hải Dương thì bì nhóm người trên tấn công.
Sau khi bị đánh đập, nạn nhân sau đó đã trình báo cơ quan công an. Ngay lập tức, vào tối cùng ngày, Công an thị xã Hương Trà đã vào cuộc điều tra.
Lãnh đạo công an thị xã Hương Trà cho biết, đã thu thập các tài liệu, tạm giữ phương tiện, máy móc liên quan, mời những người trên đến làm việc để phục vụ công tác điều tra.
Trước đó, vào ngày 15/9, trên phố Lý Nam Đế (Hà Nội) xảy ra vụ đánh ghen gây xôn xao cộng đồng mạng.
Nội dung đoạn video khoảng 5 phút, người phụ nữ (mặc áo chống nắng, đội mũ bảo hiểm) sau khi phát hiện chồng mình lái xe sang Lexus LX 570 chở theo cô gái trẻ trên đường, tỏ ra vô cùng tức giận.
![]() |
Vụ đánh ghen ở phố Lý Nam Đế gây xôn xao |
Người phụ nữ giật cửa xe, lôi cô gái trẻ xuống đường, sau đó liên tục chửi bới lớn tiếng, giật tóc, đánh đập rất mạnh tay.
Cô gái trẻ bị đánh liên tiếp, không thể phản kháng, khóc lóc, la hét giữa đường.
Người chồng xông vào bảo vệ bồ nhí và giữ chặt tay vợ để giúp cô này rời đi. Công an ngay sau đó đã vào cuộc xác minh vụ xô xát.
Hay vào 4/10, vụ đánh ghen ở Bắc Giang cũng thu hút sự chú ý của mọi người. Một cô gái mặc áo hồng quỳ dưới nền nhà, đầu chảy máu đầm đìa.
![]() |
Cô gái trẻ bị đánh ghen ở Bắc Giang |
Trong khi đó, một người phụ nữ liên tục chất vấn, xem cô qua lại với chồng mình từ bao giờ. Cô gái trẻ hoảng sợ, van xin nhưng không làm người vợ nguôi giận.
Ba vụ việc kể trên đều xảy ra năm 2020, để lại dư âm đầy ám ảnh, với cả người trong cuộc và người chứng kiến.
Nhà văn Hoàng Anh Tú từng chia sẻ suy nghĩ của mình với VietNamNet về chuyện ngoại tình và đánh ghen như sau:
“Người thứ 3 xứng đáng bị lên án vì vi phạm chế độ một vợ một chồng. Hôn nhân của chúng ta được bảo vệ bằng luật Hôn nhân gia đình. Nhưng tại sao chúng ta cứ dùng luật rừng cư xử với nhau?
Đừng đổ lỗi cho giới tính. Rằng đàn ông thích chinh phục, đàn ông ưa của lạ, đàn ông hay mèo mỡ. Tôi không cho là vậy. Tôi chỉ nghĩ là đàn ông tử tế thì không ngoại tình. Những đàn ông ngoại tình dù bất cứ lý do nào thì anh ta cũng đã làm mất đi 2 chữ "Tử Tế" trong nhân phẩm của anh ta rồi. Miễn bàn. Miễn tranh luận.
Những vụ đánh ghen sẽ chỉ khiến chính người đi đánh ghen trở thành thảm thương trong mắt tất cả mọi người. Ai có thể thấy đẹp đẽ trong những clip đánh ghen đó? Mười năm nữa, những clip đó vẫn sẽ còn tồn tại mãi mãi như một minh chứng về một con người nước mắt nước mũi tè le, quần áo xộc xệch, chửi vung tí mẹt.
Con bạn sẽ xem nó chứ? À không, bạn bè của con bạn sẽ nhận ra mẹ bạn mình chứ? Chúng sẽ thế nào? Có bao giờ bạn tự hỏi điều đó chưa? Hay bạn đang giận dữ và bạn không thèm quan tâm đến tâm lý con bạn. “Tâm lý tao còn tan tác thì tâm lý chúng bay kệ chúng bay”.
Một sự khó hiểu nữa mà tôi bao năm qua, chứng kiến hàng chục cuộc đánh ghen, đọc qua hàng trăm ngàn comment (bình luận) của mọi người vẫn không sao hiểu được. Tại sao mọi chỉ trích, thoá mạ, chửi bới đều nhắm vào phụ nữ- người thứ 3?
Kể cả nhân vật chính trong clip đánh ghen, tại sao lại cần xé áo lột quần người phụ nữ khi mà chồng của mình mới là kẻ gây ra sự vụ này? Không lẽ chồng bạn cũng chỉ là nạn nhân? Và lỗi của kẻ thứ 3 là xinh đẹp hơn bạn nên chồng bạn mới bị mê hoặc? Có lẽ nào lại thế?
Có lẽ nào mà năm 2020 này rồi mọi người vẫn tin vào những câu chuyện cho rằng phụ nữ mới là hồ ly, đàn bà nham hiểm? Văn hoá Việt Nam chúng ta trân trọng phụ nữ kia mà. Hãy nhìn những phong tục tập quán bao đời của chúng ta trong việc thờ thánh Mẫu để thấy người Việt từ cổ xưa đã luôn đề cao phụ nữ. Vậy mà sao ta cứ đi học những thứ đâu đâu rồi về vùi dập phụ nữ vậy?".
Trong khi đó, luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Hà Nội cho rằng: Ghen tuông là tâm lý bản năng của con người, nó chỉ có thể được kiểm soát bằng lý trí và khả năng làm chủ hành vi của mỗi người. Nguyên nhân của ghen tuông xuất phát từ sự không tin tưởng khi nửa kia có hành vi lừa dối, ngoại tình từ đó có thể chuyển hóa thành hành động là đánh ghen.
Hành vi ngoại tình vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Nhưng nếu người trong cuộc không khôn khéo ứng xử và bình tĩnh thì có thể là nạn nhân và cũng là người vi phạm pháp luật. Tùy hành vi của người đánh ghen mà sẽ bị pháp luật xử lý, có thể từ xử phạt vi phạm hành chính đến truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ở mức độ nhẹ, hành vi đánh ghen gây mất trật tự công cộng theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ - CP sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Trường hợp hành vi đánh ghen xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khoẻ người khác sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng căn cứ theo điểm e, khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Trường hợp hành vi đánh ghen gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 134 của Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác và bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Một nữ độc giả gửi đến VietNamNet câu chuyện của chinh chị phát hiện chồng có nhân tình và từng đi "đánh ghen".
" alt=""/>Vụ đánh ghen khủng khiếp ở Huế: Sao chúng ta phải thảm thương thế này![]() Gặp nhau cuối năm (Táo quân) là chương trình truyền hình được đông đảo khán giả yêu thích, phát sóng thường niên vào 20h ngày cuối cùng của năm Âm lịch. Táo quân quy tụ nhiều nghệ sĩ hài nổi tiếng như Quốc Khánh, Chí Trung, Vân Dung, Quang Thắng, Xuân Bắc, Tự Long. Điều đặc biệt là trong "dàn Táo" quen thuộc, nhiều người hiện là cán bộ quản lý của các nhà hát, đơn vị nghệ thuật. NSƯT Xuân Bắc vừa được bổ nhiệm vào vị trí Phó giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam. Trước khi nhận nhiệm vụ mới, nam diễn viên là trưởng đoàn biểu diễn I của "anh cả đỏ làng kịch nghệ". Ông Nguyễn Thế Vinh - Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam cho biết: "Xuân Bắc chính thức nhận nhiệm vụ từ ngày 1/9, đây là đề nghị của Nhà hát và được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chấp thuận". Xuân Bắc sinh năm 1976 tại Phú Thọ. Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội, anh về công tác tại Nhà hát Kịch Việt Nam. Xuân Bắc nổi tiếng với vai Núi trong bộ phim Sóng ở đáy sông, sau đó trở thành diễn viên hài ăn khách của chương trình Gặp nhau cuối tuần, Táo quân... trên VTV3. Xuân Bắc được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú vào đầu năm 2016. NSƯT Chí Trung hiện là Phó giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ. Anh được bổ nhiệm giữ cương vị này từ ngày 6/3/2013. Nam nghệ sĩ có 38 năm gắn bó với sân khấu và từng là trưởng đoàn kịch II của nhà hát. Trong cuộc trò chuyện với phóng viên Zing.vn cách đây vài tháng, Chí Trung tiết lộ: "Lương Phó giám đốc của tôi là 7 triệu, vợ diễn viên là 5 triệu. Còn các con đi thử việc đã chục chiều rồi". Chí Trung sinh năm 1961 và là con trai của nghệ sĩ Quý Dương và nghệ sĩ violoncelle Phùng Thúy Lan. Anh thi tuyển vào Nhà hát Tuổi trẻ năm 1978, được đánh giá cao trên sân khấu với các vai diễn điển hình như Romeo trong Romeo và Juliet, Đôn sứt trong Lời thề thứ 9, Tạ Quay trong Trò đời. Nhưng khán giả biết đến Chí Trung nhiều hơn nhờ những vai diễn hài. Nam nghệ sĩ từng đóng vai Táo Giao thông trong chương trình Táo quân nhiều năm liền và để lại ấn tượng đặc biệt trong lòng khán giả. NSND Tự Long đang là Phó giám đốc Nhà hát Chèo Quân đội. Anh đảm nhiệm chức vụ này từ ngày 15/9/2014. Trước đó, Tự Long là nghệ sĩ trực thuộc đoàn chèo Tổng cục Hậu cần Bộ Quốc phòng. Anh mang quân hàm trung tá cách đây 3 năm và từng có 2 năm làm đội phó đội diễn viên, hai năm làm đội trưởng trước khi được bổ nhiệm chức danh phó giám đốc. Tự Long sinh năm 1973 tại Bắc Ninh, anh là con trai của liền anh nổi tiếng miền quan họ Vũ Tự Lẫm. Ngoài khả năng hát chèo, nam nghệ sĩ còn có thể hát quan họ, chầu văn và xẩm. Năm 2003, Tự Long bắt đầu tham gia chương trình Gặp nhau cuối năm. Anh đảm nhận những vai Táo quân khác nhau như Táo thể thao, Táo văn hóa, Táo điện lực, Táo giao thông… Ngoài ra, Tự Long còn tham gia chương trình Thư giãn cuối tuần và Ơn giời! Cậu đây rồi. |
Theo Zing
" alt=""/>Dàn nghệ sĩ 'quan chức' của Táo quân